Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Ban đầu là hiệu kỳ của Mặt trận Pathet Lào, sau này là Quốc kỳ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1930-1934

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có nguồn gốc từ Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh sáng lập ngày 3 tháng 2 năm 1930. Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và đặc biệt là nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm trụ cần kíp của Đảng. Theo đó tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng, vận động quần chúng, nhân dân tham gia đấu tranh và lựa chọn những người tích cực nhất làm đảng viên; Đồng thời, tổ chức đảng được mở rộng. Lúc mới thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ có 50 đảng bộ, với 200 đảng viên, nhưng đến tháng 4 năm 1931, số đảng bộ đã tăng lên 250 và số đảng viên tăng lên 2,400 người.

Trước đó tại Lào, với sự nỗ lực tích cực của Nguyễn Ái Quốc, năm 1928 ở Viêng Chăn, chi bộ Thanh niên cộng sản tại Lào đã được thành lập. Sau đó, đầu năm 1929, được đổi tên thành Đông Dương Cộng sản Đảng, với 8 đảng viên xuất bản tờ báo “Gương sáng” (ແວ່ນແຍງ), trở thành một chi bộ của Đông Dương Cộng sản Đảng tại Lào. Từ những năm 1930 trở đi, nhiều tổ chức đảng và quần chúng ra đời, mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau như hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai và bí mật.

Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng sát nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương, các chi bộ tại Lào cũng lần lượt đổi tên thành chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào.

Đến giữa năm 1934, có sáu đảng bộ ở Lào với 32 đảng viên, 25 đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, 55 thành viên Công hội Đỏ, 69 thành viên Hội phản đế đồng minh; 5 thành viên Phụ nữ Liên hiệp Hội; Có 20 thành viên Hội Thanh niên học sinh và 18 thành viên Hội viên thể thao.

Dưới sự hướng dẫn và lãnh đạo của Ban chỉ huy hải ngoại Đảng, các đảng viên đại diện cho các tổ chức đảng trên cả nước tập hợp cù lao Xiêng Xụ (Viêng Chăn) để tổ chức Đại hội từ ngày 6-7 tháng 9 năm 1934. Đại hội gồm 15 đại biểu các chi bộ đảng trên đất Lào, gồm có Khămxẻng Xỉvilay (Khamsaeng Sivilay), Xavắt Phỉukhảo (Savat Phiuakhav), Thítphủi Bănchông (Thidphuny), Phănđi (Phundi),...; chủ trì Đại hội là Lê Mạnh Trinh đại diện Ban Chỉ huy hải ngoại Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đại hội thống nhất thành lập Xứ Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào (Xứ ủy Ai Lao), đồng thời nghiên cứu và thông qua các văn kiện quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của đảng như chương trình hành động; Nghị quyết về nhiệm vụ cụ thể của chi bộ, bầu Ban Chấp hành Xứ ủy lâm thời Đảng bộ Ai Lao gồm bảy ủy viên, bí thư xứ ủy là Mản.

Việc thành lập Xứ ủy Ai Lao được thành lập là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào chống Đế quốc Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc, đặt nền móng cho quá trình chuẩn bị về lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng sau này.

1935-1945

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Xứ ủy Ai Lao về hoàn thiện và mở rộng tổ chức Đảng và các đoàn thể; Đồng thời thực hiện theo chỉ thị của Đảng bộ hải ngoại về việc kết nạp và phát triển hàng ngũ đảng viên, mở rộng tổ chức thanh niên cộng sản và các tổ chức quần chúng khác. Từ phương hướng này, Đảng đã lãnh đạo tiến trình cách mạng tại Lào củng cố làm vững mạnh phong trào cách mạng ở Đông Dương.

Từ ngày 27-31 tháng 3 năm 1935, Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Ma Cao. Trước đó ngày 1/2/1935, Xứ ủy Ai Lao đã tổ chức Hội nghị để bầu đại biểu tham dự Đại hội. Tham dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương có tổng số 13 đại biểu đại diện cho các tổ chức đảng các vùng ở Đông Dương và các đảng viên ở nước ngoài. Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ chính trị là vận động quần chúng lao động, kháng chiến chống đế quốc, ủng hộ Liên Xôcách mạng Trung Quốc; chấn chỉnh, hoàn thiện tổ chức Đảng từ Trung ương xuống cơ sở, thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất của Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên. Hội nghị Trung ương Đảng nhất trí bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng, đến giữa năm 1936, Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư cho đến tháng 3 năm 1938. Đại hội đã thông qua điều lệ đảng, các nghị quyết, trong đó xác định cơ cấu tổ chức của đảng;

Năm 1939, Đức xâm lược Ba Lan đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến II. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập vào ngày 6 tháng 8 năm 1939. Hội nghị tập trung vào nhiệm vụ chính của cách mạng ở Đông Dương, sau đó là lật đổ đế quốc và tay sai của chúng. Thành lập khối liên minh đoàn kết dân tộc Đông Dương chống đế quốc, đồng thời Xứ ủy Ai Lao họp đề ra những nhiệm vụ cấp bách: xây dựng và phát triển đảng, xây dựng và mở rộng cơ sở chính trị trong nhân dân, chuẩn bị và tổ chức, lực lượng nắm bắt thời cơ kịp thời.

Tháng 5 năm 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhất trí đổi tên Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương thành Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). Hội nghị bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư Trung ương Đảng. Ngày 1 tháng 12 năm 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về công tác tổ chức của Đảng theo hướng sau: "rộng rãi, thiết thực, khoa học" nhưng phải tập trung hoàn thành việc củng cố, mở rộng cơ sở đảng, tăng cường mở rộng tổ chức quần chúng, lựa chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ lấy công tác làm trọng tâm. Từ khi có chỉ thị, Xứ ủy Ai Lao đã tập trung củng cố tổ chức và thành lập “Ai Lao Độc lập Đồng minh”, sau đó đã vận động cán bộ, đảng viên củng cố và mở rộng Ai Lao Độc lập Đồng minh.

Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô và nhân dân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, phát xít Nhật trên chiến trường Viễn Đông. Ngày 9 tháng 3 năm 1945 - Nhật đảo chính lật đổ Thực dân Pháp ở Đông Dương. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị lớn “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; thay đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi Nhật, Pháp" bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật", thực hiện khẩu hiệu "Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.

Ngày 28 tháng 3 năm 1945, tải "Nakae" (một khu vực thuộc tỉnh Sakon, đông bắc Thái Lan) là thành trì của những người cách mạng Lào, Xứ ủy Ai Lao đã huy động được 40 thanh niên Lào và Việt kiều, tăng lên thành 120 người và thành lập "Quân đội độc lập". Đến tháng 8 năm 1945, quân Nhật đã bị tổn thất nặng nề. Quân đội Độc lập được chia thành các đơn vị gọi là Lực lượng Phòng vệ Độc lập để bảo vệ lực lượng cách mạng và tiếp tục lãnh đạo quá trình chiến đấu. Đồng thời, đảng bộ Viêng Chăn đã tập hợp lại, gây dựng cơ sở cách mạng, vận động nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa. Các đảng viên tập hợp và mở cuộc họp tại Ban Visay (Tỉnh Nong Khai, Đông Bắc Thái Lan) và sau này chính khu này trở thành trung tâm của Khu ủy Lào và liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở miền Bắc Việt Nam.

Xứ ủy Lào đã phân tích tình hình một cách khoa học, ngày 23/8/1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn đã tổ chức mít tinh lớn tại Chợ Mới với khẩu hiệu “Độc lập tự chủ”, "chúc mừng Việt Nam độc lập" "Lào-Việt Nam đoàn kết",... Sau đó lan ra các thị trấn Thakhek, Savannakhet, Phongsaly, Sầm Nưa (tỉnh Houaphan); Luang Prabang và những khu vực khác nổi lên giành chính quyền khỏi Nhật Bản. Ngày 11/10/1945, Ủy ban độc lập Lào họp tại Viêng Chăn thành lập chính phủ lâm thời thống nhất chỉ đạo, lãnh đạo cả nước. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1945, Chính phủ cách mạng lâm thời do Phaya Khammao làm Thủ tướng tuyên bố độc lập, bầu Quốc hội, công bố hiến pháp lâm thời, quốc caquốc kỳ với thế giới.

Trong 11 năm kể từ khi Xứ bộ Ai Lao được thành lập, đảng bộ đã phải chịu nhiều gian khổ. Bị đế quốc đàn áp, nhiều đảng viên và nhân dân bị địch giết, bắt, tra tấn, tổ chức đảng bị tiêu diệt, nhưng với sự quyết tâm cao cả, sự hy sinh của những người cách mạng, cũng như nhân dân yêu nước đã vùng lên giải phóng đất nước. Công tác xây dựng đảng lúc bấy giờ cũng tích lũy những bài học kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc huy động lực lượng và tổ chức đủ mạnh làm nhiệm vụ chính trị mới của cách mạng.

1946-1951

Nền độc lập của Lào dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Lào độc lập kéo dài được 8 tháng thì sụp đổ, sau khi Thực dân Pháp quay lại tái chiếm, một số lực lượng yêu nước phải bỏ chạy vào vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, một số căn cứ bị tiêu diệt.

Sau khi chính phủ độc lập của Thủ tướng Phaya Khammao bị giải tán vào ngày 25 tháng 10 năm 1946, một số bộ trưởng đã đầu hàng Pháp, Một số người, đứng đầu là hoàng thân Souphanouvong, đã từ chối và kêu gọi người dân tiếp tục vùng lên chống lại các thực dân xâm lược và tay sai của chúng.

Từ cuối năm 1945, thực dân Pháp bắt đầu tấn công quân đội chính phủ Lào Issara, đến ngày 13/5/1946, quân Pháp chiếm được Luang Prabang, Sisavang Vong đầu hàng và ra lệnh giải giáp quân đội Lào Issara. Những người chống Pháp vào rừng tiếp tục kháng chiến.

Ngày 19/12/1946, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu. Chính phủ rút khỏi Hà Nội về chiến khu Việt Bắc để tiếp tục chỉ đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài.

Nhân dân Lào - Việt lần thứ hai kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục lãnh đạo nhân dân hai nước cùng nhau chống lại kẻ xâm lược. Trong Chị thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25 tháng 11 năm 1945, chỉ thị cho Xứ ủy Lào: "Phải tăng cường đấu tranh với trên mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân Lào ở nông thôn, mở rộng khối đoàn kết Lào - Việt chống Pháp và phát động chiến tranh du kích ở nông thôn nhằm phong tỏa quân Pháp ở các khu vụce tạm chiếm và đánh đuổi chúng ra khỏi nước Lào".

Thực hiện chị thi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, công tác tổ chức, xây dựng đảng lúc bấy giờ là vận động thành lập và mở rộng lực lượng vũ trang, xây dựng chiến lũy, hoàn thiện tổ chức đảng và đoàn thể, để thực hiện kế hoạch chiến lược này, các lực lượng đều hướng về nông thôn để xây dựng cơ sở trong nhân dân, xây dựng quần chúng cơ sở, vận động nhân dân tham gia du kích.

Ủy ban Kháng chiến Lào do Nouhak Phoumsavanh lãnh đạo tại Sepon, tỉnh Savannakhet, năm 1946, ở miền trung tỉnh Xiêng Khoảng, Sithon Kommadam đã tổ chức Lực lượng vũ trang người Hmong, do Faydang Lobliayao làm chính ủy và Touya Xaychou làm tư lệnh. Ở tỉnh Hủa Phăn do Xiengsing Homsombath (Piahom) tổ chức. Ở Tây Bắc Lào, Mặt trận Tây Bắc được thành lập vào tháng 9 năm 1947, vùng I, tỉnh Xayabury, do Phoumi Vongvichit làm chỉ huy, vùng II, do Muen Somvichith chỉ huy, hoạt động từ làng Tao Hai Natan (Nong Ton) đến Ang Yai, Ang Noi, dọc theo Đường 13. Đồng thời, ở phía nam Viêng Chăn, một nhóm vũ trang được thành lập ở Pakkading, Paksan, Borikhan, do Sisomphone Lovanxay chỉ huy. Tại Nam Lào, vào tháng 5 năm 1947, thành lập quân đội cách mạng Issara, do Khamtai Siphandon và Sithon Kommadam chỉ huy.

Ngày 16 tháng 5 năm 1948, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập Ban Cán sự hải ngoại của Đảng với nhiệm vụ giúp nhân dân Lào xây dựng phong trào cách mạng, đẩy mạnh kháng chiến ở phía tây. Sau khi được thành lập, Ban Cán sự hải ngoại quyết định tách Đảng bộ Lào - Thái cũ thành ba Đặc ủy là: Đặc ủy Lào, Đặc ủy Miên, Đặc ủy Kiều bào và phân công cán bộ phụ trách từng vùng. Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị cho Đặc ủy Lào, Ban Cán sự hải ngoại của Đảng tiếp nhận số vũ khí viện trợ của Miến Điện và phối hợp giúp Lào xây dựng Mặt trận Tây Bắc Lào.

Ngày 16 tháng 5 năm 1948, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng Lào Bắc, do Lý Thế Sơn làm bí thư; đồng thời quyết định thành lập Ban Xung phong Lào Bắc do Kaysone Phomvihane làm trưởng ban.

Ngày 20/1/1949, tại khu vực Đông Bắc Lào, cứ điểm Lao Hung, huyện Xiêng Khoảng, tỉnh Houaphanh, Kaysone Phomvihane quyết định thành lập một đơn vị Quân đội Lào Issara của khu Lào Bắc, mang tên đơn vị quân đội Latsavong, Phetsavong là Tham mưu trưởng Lục quân và Sisavath Keobounphanh là Chính ủy. Cùng ngày, được sự chỉ đạo của Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương ở Lào, Hội nghị đã lấy đơn vị Latsavong làm nơi tổ chức lễ tuyên bố chính thức thành lập Quân đội Lào Issara, do Kaysone Phomvihane là chỉ huy tối cao. Phomvihan tuyên bố hợp nhất các lực lượng độc lập. Các lực lượng này chính thức ra nhập hàng ngũ Quân đội Lào Issara dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tại Lào.

Sau khi tập hợp và thành lập lực lượng vũ trang hoàn chỉnh, theo yêu cầu của cách mạng cả nước từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1950, Đại hội các lực lượng kháng chiến Lào được tổ chức với 150 đại biểu đại diện cho nhân dân các dân tộc, các địa phương từ Bắc xuống Nam, từ các khu căn cứ kháng chiến đến vùng tạm kiểm soát của địch. Đại hội thảo luận và thông qua Cương lĩnh chính trị 12 điểm của cách mạng Lào nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân, phát triển chiến tranh nhân dân, đoàn kết với nhân dân Việt Nam anh em để cùng nhau đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Đại hội quyết định thống nhất các tổ chức Lào Issara, thành lập Mặt trận Neo Lào Issara gồm 15 người, do Hoàng thân Souphanouvong làm chủ tịch và thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào gồm tám người do Hoàng thân Souphanouvong làm chủ tịch, kiêm Thủ tướng Chính phủ.

Từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho trên 76,000 đảng viên trên toàn Đông Dương. Thay mặt các đảng viên Xứ ủy Lào do Kaysone Phomvihane làm trưởng đoàn đại biểu xứ đảng bộ. Đại hội đã nghe báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, báo cáo về tổ chức và điều lệ đảng. Đại hội nhất trí rằng quá trình cách mạng của mỗi nước cần thành lập chính đảng của riêng mình để tiếp tục lãnh đạo quá trình cách mạng của mỗi nước, quyết định sẽ thành lập những tổ chức cách mạng phù hợp hoàn cảnh Lào và Campuchia. Đảng Lao động Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ các tổ chức cách mạng Lào và Campuchia lãnh đạo kháng chiến của hai dân tộc ấy giành thắng lợi cuối cùng.

1951-1955

Căn cứ vào nghị quyết của Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương về công tác xây dựng đảng: "Trước những điều kiện mới của Đông Dương và thế giới, ở Việt Nam đã hình thành một chính đảng cách mạng với đường lối, chính trị phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam; Ở Lào và Campuchia, thành lập các chính đảng cách mạng riêng phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước". Ở Lào khi đó, các đảng viên dựa vào chính phủ kháng chiến và Mặt trận Neo Lào Issara được thành lập năm 1950 để tiếp tục sứ mệnh của Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo cách mạng ở Lào. Ngoài việc chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của Lào, Xứ ủy Lào đã tiến hành kiểm tra đảng viên, tại thời điểm này, Xứ Đảng bộ Lào có tổng số 1,591 đảng viên, 481 cảm tình đảng. Để phục vụ công tác giáo dục đảng viên, đầu năm 1951, Xứ ủy Lào cho thành lập trường lý luận “Trường đoàn kết” để xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ lực. các cấp chính quyền, đoàn thể, đảng bộ ở trung ương và địa phương.

Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên và quân đội ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng. Đảng bộ Cộng sản và một số nơi gọi là Đảng Lao động độc lập, lúc đó mỗi huyện, tỉnh được tổ chức thành một ban, có nơi gọi là ban liên lạc, có nơi gọi là ban chỉ đạo, mỗi cấp đều chuẩn bị cho đại hội.

Để chuẩn bị cho Đại hội đảng và thành lập đảng của nước Lào, chất lượng, kiểm điểm đảng viên được sàng lọc kỹ lưỡng, qua quá trình này đã phát hiện được những đảng viên đạt tiêu chuẩn, số lượng đảng viên thực thụ giảm hẳn. Từ số liệu kiểm tra năm 1951, từ đầu năm 1954, số đảng viên trong cả nước giảm xuống còn 1,313 người. Cho đến tháng 7 năm 1954, các đảng viên được kiểm tra thêm bằng cách chỉ lọc những đảng viên cốt cán và tách những đảng viên không đủ tiêu chuẩn ra khỏi đảng, trên thực tế còn 300 đảng viên. Trường Đoàn kết là nơi rèn luyện đảng viên chuẩn bị cho đại hội toàn quốc chú trọng công tác tuyển chọn đảng viên, hạt giống, tổ chức được 3 lớp tập huấn để lựa chọn, sàng lọc đảng viên (69 người) trong số 300 đảng viên được kiểm tra năm 1954. Chỉ có 103 người đủ tiêu chuẩn đến học. Sau đó, chỉ có 62 học viên được đào tạo để kiểm tra và sàng lọc. Sau đó, trung ương lệnh cho mỗi tỉnh mở một lớp bồi dưỡng kiểm tra đảng viên, phía Nam mở 1 lớp với 9 người tham gia, sàng lọc 4 đảng viên. Điều này có nghĩa là ở Trung ương và địa phương sàng lọc được 68 đảng viên, còn 11 đảng bộ, chưa thiết lập đảng bộ cấp tỉnh, huyện. Trong tổng số 68 người, có 27 đại biểu được bầu đi dự hội nghị được tổ chức, vận động kiện toàn tổ chức Đảng trong cả nước.

1955-nay

Ngày 22 tháng 3 năm 1955, tại Đại hội Đảng lần thứ nhất, Đảng Nhân dân Lào hoạt động bí mật đã được chính thức công bố. Đại hội đầu tiên có 25 đại biểu đại diện cho 300-400 đảng viên tham dự. Đại hội đảng đã được người Việt giám sát và tổ chức. Đảng Nhân dân Lào và kế nhiệm nó là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục tồn tại bí mật cho đến năm 1975 công khai chỉ đạo các hoạt động thông qua các mặt trận như Pathet Lào.

Năm 1956 một cánh chính trị của Pathet Lào, Mặt trận Yêu nước Lào (Neo Lao Hak Xat), đã được thành lập và tham gia vào nhiều chính phủ liên hiệp. Thập niên 1960, Pathet Lào, được sự hỗ trợ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kiểm soát một số khu vực ở Lào. Pathet Lào đã tham gia trong cuộc chiến chống lại chính phủ Vương quốc Lào được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Tuy không bao giờ trực tiếp tự mình giành được thắng lợi, lực lượng này vẫn giành được quyền lực nhờ sự giúp đỡ của Việt Nam ở các vùng phía Đông và phía Bắc của Lào. Phathet Lào chưa bao giờ là một lực lượng quân sự mạnh trừ khi được sự ủng hộ trực tiếp của quân đội miền Bắc Việt Nam.

Tháng 2 năm 1972, tại Đại hội Đảng lần thứ 2, tên Đảng được đổi từ Đảng Nhân dân Lào sang Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.